zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Bộ y tế

Bộ Y tế làm nhiều giải pháp để Việt Nam sớm có vắc xin COVID-19 trong nước

02/07/2021 - 203

Ngay từ tháng 5/2020, Bộ Y tế đã gặp gỡ các nhà khoa học, các tổ chức, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin bàn hướng đi phù hợp nhất, ngắn nhất để chúng ta sớm có vắc xin COVID-19 và Bộ Y tế tham vấn các chuyên gia quốc tế để tư vấn thêm cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin tại Việt Nam...

Chính phủ khẳng định, nhất quán quan điểm là phải kiên định mục tiêu, tiếp tục vững ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện hài hòa, thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa thúc đẩy phát triển KTXH.

Đây là định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian tới được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, thông tin với báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra chiều ngày 1/7.

Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi "trước diễn biến dịch COVID-19 ở miền Nam, nhất là TP Hồ Chí Minh đang rất phức tạp, Bộ Y tế nhận định TP Hồ Chí Minh có bị quá tải không? Sắp tới Chính phủ có hỗ trợ gì thêm để TP Hồ Chí Minh sớm dập dịch và tránh việc quá tải do quá nhiều các ca diện F1, F2 không"? Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Tình hình dịch tại TP Hồ Chí Minh về cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn   Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cuối tuần vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các tỉnh miền Nam bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận trên tinh thần quyết liệt, hiệu quả.

Bộ Y tế đã đặt Bộ phận Thường trực đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng Bộ phận, bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực dịch tễ, truy vết , xét nghiệm, điều trị…; Tổ công tác đang phối hợp hết sức chặt chẽ với Thành phố để dập được dịch trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế, Tổ công tác thuộc Ban Chỉ đạo của Thành phố đã, đang chuẩn bị mọi phương án ứng phó, trong đó có cả bệnh viện dã chiến, đồng thời, Chính phủ, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế  cũng đã ưu tiên cấp thêm vắc xin phòng COVID-19 cho Thành phố cũng như tạo điều kiện cho Thành phố đàm phán, mua thêm vắc xin

Đối với câu hỏi liên quan đến công tác nghiên cứu và sản xuất vắc xin, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, ngay từ tháng 5/2020, Bộ Y tế đã gặp gỡ các nhà khoa học, các tổ chức, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin bàn hướng đi phù hợp nhất, ngắn nhất để chúng ta sớm có vắc xin và đặc biệt là trong bối cảnh kinh phí của chúng ta không dồi dào so với các nước phát triển.

Sau đó, Bộ Y tế đã cử các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm, đồng thời tham vấn các chuyên gia quốc tế, nhất là các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, để tư vấn thêm cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin tại Việt Nam, cũng như xây dựng các đề cương nghiên cứu giúp cho các nhà sản xuất.

Bộ Y tế và các cơ quan chức năng đã rút ngắn tối đa quy trình, quy phạm, nhanh nhưng bảo đảm chặt chẽ, khoa học. Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Y tế cũng đã cấp kinh phí cho nghiên cứu cùng với các nguồn kinh phí từ xã hội hóa của một số nhà hỗ trợ.

Ngoài ra, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng đã tăng cường hỗ trợ các nhà nghiên cứu, sản xuất vắc xin bằng cách trong thời gian ngắn huy động các nguồn lực về cán bộ y tế, các nhà nghiên cứu, tăng cường tối đa các mẫu nghiên cứu.

"Thực tế, chúng ta chưa hoàn thành pha 2, tuy nhiên qua thử nghiệm ban đầu, Hội đồng Đạo đức và Hội đồng Khoa học của Bộ Y tế đã cho phép các đơn vị sản xuất, như Nanogen, được tiến hành gối đầu, tức là chúng ta chưa hoàn thiện pha 2 đã cho phép tiến hành pha 3 để bảo đảm thời gian nghiên cứu được rút ngắn"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói

Vừa qua, Thủ tướng cũng đã đi thăm, động viên các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các pha, đặc biệt là đánh giá bước đầu của pha 3, Hội đồng Đạo đức và Hội đồng Khoa học của Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, xem xét và có đề xuất phù hợp tùy theo kết quả, tình huống dịch khi đó cũng như tình hình cung ứng vắc xin và đương nhiên chúng ta sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển vắc xin trong nước, nhất là nếu kết quả cho thấy vắc xin trong nước được phát triển hiệu quả, an toàn./.

Nguồn; Suckhoedoisong.vn




Nguồn: Cổng thông tin điện tử BYT

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.