zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Bộ y tế

Hội thảo tham vấn ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

29/06/2023 - 51

Ngày 28/6/2023 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi.

Tham dự hội thảo có GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; ThS. Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; TS.BS Nguyễn Đức Hòa, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; ThS. Lương Anh Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; ThS. Trần Thị Trang, Quyền Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế; ThS. Đỗ Trung Hưng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế; TS.BS.Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; một số Bộ, ban, ngành liên quan.

 

Đoàn chủ tọa hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước ta, là cơ chế tài chính công trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vì mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Chính sách BHYT của nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn với sự ra đời của Nghị định số 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 15/08/1992 ban hành Điều lệ BHYT. Năm 1998 là Nghị định số 58/1998/NĐ-CP, và năm 2005 là Nghị định số 63/2005/NĐ-CP. Sự thay đổi chính sách BHYT quan trọng nhất là việc Quốc hội ban hành Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014. Luật BHYT là căn cứ pháp lý cao nhất trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT.“Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ngành, sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và nỗ lực của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luật BHYT và các văn bản quy phạm hướng dẫn Luật BHYT đã được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng”- Thứ trưởng phát biểu.

 

GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết thêm: tính đến tháng 12/2023, toàn quốc có trên 91,067 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 91,1% dân số, vượt chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016, vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013.

Bên cạnh đó, khám chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở ngày một tăng, đến nay đã đạt hơn 70% lượt khám chữa bệnh BHYT tại tuyến huyện và xã, 80% trạm y tế xã tổ chức khám chữa bệnh BHYT, Quỹ BHYT chi trả 100% tại tuyến xã.

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo. Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh. Chính sách BHYT đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Một số vấn đề trọng tâm trong chính sách BHYT liên tục được nghiên cứu, đánh giá và có các giải pháp phù hợp như: phát triển đối tượng tham gia BHYT; quyền lợi của người tham gia BHYT; tổ chức khám chữa bệnh; phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh; quản lý và sử dụng quỹ BHYT và các vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý nhà nước về BHYT.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nêu rõ, quá trình thực hiện Luật BHYT vẫn còn một số tồn tại, bất cập do nội tại các quy định của văn bản Luật và những yếu tố mới phát sinh, các đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh BHYT của người dân ngày càng tăng, đa dạng hơn nhưng chưa có quy định pháp lý đầy đủ để giải quyết; một số văn bản quy định, hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Hơn nữa, việc tổ chức thực hiện luật trên nhiều phương diện còn có một số hạn chế về năng lực, điều kiện cơ sở vật chất, công tác quản lý trong khi nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày một cao và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật y, dược, công nghệ thông tin,… Một số vấn đề về cơ chế tài chính trong đó có quy định về BHYT chưa tạo động lực, chưa có cơ chế đặc thù cho sự phát triển của y tế cơ sở, chưa quy định cụ thể, rõ ràng trong quy trình thanh quyết toán cũng như giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT cũng gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho cơ sở khám chữa bệnh...

Tại Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu về bao phủ BHYT đến năm 2025 là 95% dân số, tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35% với các giải pháp trọng tâm về đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường liên kết, hợp tác giữa BHYT xã hội với BHYT thương mại, nâng cao chất lượng giám định BHYT bảo đảm khách quan, minh bạch, thực hiện các giải pháp đồng bộ chống lạm dụng, trục lợi, bảo đảm cân đối quỹ BHYT và quyền lợi của người tham gia BHYT cơ sở y tế, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nêu rõ: nhằm đặt được những mục tiêu và thực hiện các giải pháp mà Nghị quyết 20-NQ/TW đã nêu và giải quyết các khó khăn vướng mắc về BHYT hiện nay, cũng như bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các Luật mới được ban hành trong thời gian qua, việc xây dựng Luật BHYT sửa đổi là cần thiết và quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Trên cơ sở thực tiễn như đã nêu ở trên, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Y tế đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự án Luật BHYT sửa đổi, thông qua đánh giá, tổng kết thực tiễn, tổng hợp và luận giải các vấn đề vướng mắc, xem xét kinh nghiệm trên thế giới về BHYT, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân xét trên cả 3 phương diện về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, phạm vi dịch vụ được hưởng và mức độ bảo vệ tài chính của người sử dụng dịch vụ y tế.

Bên cạnh đó, Luật BHYT được xây dựng trong giai đoạn các văn bản luật liên quan khác mới được ban hành hoặc đang được sửa đổi như Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật BHXH, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Luật hình sự, Luật Lao động, Luật căn cước công dân… Vì vậy, việc xây dựng cần bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan.

 

Quang cảnh hội thảo

Thời gian qua, Ban soạn thảo gồm Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đã tiến hành việc nghiên cứu, xây dựng Luật BHYT sửa đổi. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, lần sửa đổi Luật này dự kiến sẽ điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn đó là:

1. Mở rộng đối tượng tham gia;

2. Mở rộng phạm vị quyền lợi của người tham gia BHYT;

3. Đa dạng các loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở;

4. Bảo đảm tính minh bạch, công khai, hiệu quả và trách nhiệm giải trình của cơ sở cung ứng dịch vụ và cơ quan BHXH trong hoạt động giám định BHYT;

5. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

“Luật BHYT được xây dựng trong giai đoạn các văn bản Luật liên quan khác mới được ban hành hoặc đang được sửa đổi như Luật Khám chữa bệnh, Luật BHXH, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ Luật hình sự, Luật Lao động… vì vậy, việc xây dựng cần được cân nhắc để bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan”- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa chúc mừng lãnh đạo Vụ BHYT nhân dịp Ngày BHYT Việt Nam 01/7.

Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận một số nội dung như: Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và một số kiến nghị; Dự kiến một số chính sách cơ bản trong dự án Luật BHYT sửa đổi; nghe tham luận của đại diện WHO, Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bảo Hiểm xã hội các tỉnh, Sở Y tế, Hiệp hội bệnh viện tư nhân về các vấn đề liên quan đến Luật BHYT sửa đổi./.




Nguồn: Cổng thông tin điện tử BYT

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.