zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Khoa HSTC-CĐ (Department Of Intensive Care And Poisoning Control)

KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC
 
1. ĐỊA CHỈ: Tầng 2, Khu Nhà G - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
2. ĐIỆN THOẠI: 0251. 3885202
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Tổng số CBVC: 56 ,  trong đó: 12 Bác sĩ (04 BS.CKI; 08 BS.ĐK), 37 Điều dưỡng (CN Điều dưỡng: 13; CĐ Điều dưỡng: 23; Điều dưỡng trung học: 01) và 05 Hộ lý.
4. BAN LÃNH ĐẠO ĐƯƠNG NHIỆM: 

BS.CKI LÂM HÙNG HẠNH
PHỤ TRÁCH KHOA

BS.CKI TRỊNH VIỆT BẮC
PHÓ KHOA

CN.ĐD PHẠM THỊ NGÂN GIANG
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA
5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG KHOA:

 Tập thể cán bộ nhân viên khoa

 



Công tác điều trị bệnh nhân Covid 19
6. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ.
6.1 Khoa Hồi sức tích cực – chống độc là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến. Cấp cứu - hồi sức - giải độc - điều trị cho người bệnh ngộ độc cấp, mãn.
6.2 Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
6.3 Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
6.4 Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
6.5 Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt
- Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;
- Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh;
- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực – chống độc.
- Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới.
7. TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHOA:
- Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc được thành lập vào năm 1979 sau khi bệnh viện Thánh Tâm của Dòng Gioan Thiên Chúa Việt Nam chuyển giao cho Ngành y tế Đồng Nai quản lý với tên gọi ban đầu là “Trại điểm”, sau là khoa “Cấp cứu tổng hợp”, khoa “Hồi sức cấp cứu”.  Năm  2002  thành lập đơn vị Thận nhân tạo và đổi tên thành khoa “Hồi sức cấp cứu  và Thận nhân tạo”. Từ năm 2009 tách khoa Thận nhân tạo và đổi tên thành khoa “Hồi sức Tích cực- Chống độc” cho đến nay.
- Từ khi hình thành đến nay, hơn 30 năm qua khoa đã không ngừng phát triển về chuyên môn để đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh. Toàn thể viên chức, người lao động trong khoa luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không quản ngại khó khăn gian khổ, hết lòng chăm sóc, hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng, nguy kịch, tích cực hỗ trợ cho tuyến dưới, các khoa trong bệnh viện.
 

8. HÌNH ẢNH KỸ THUẬT ĐANG THỰC HIỆN
8.1. Kỹ thuật lọc máu liên tục:

(Một trường hợp lọc máu liên tục điều trị bệnh nhân choáng nhiễm trùng, suy đa tạng)
 
Kỹ thuật lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch CVVH là kỹ thuật lọc máu cho phép đào thải ra khỏi máu bệnh nhân một cách liên tục (>12h) nước và các chất hòa tan có trọng lượng dưới 5000 dalton, đặc biệt với thể tích dịch thay thế lớn (>=35 ml/kg/h) thông qua cơ chế đối lưu giúp đào thải tốt các chất hòa tan có trọng lượng phân tử trung bình tương tự với trọng lượng của các chất tiền viêm
Mục đích của kỹ thuật nhằm điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, thăng bằng toan kiềm và an toàn cho các bệnh nhân có huyết động không ổn định thông qua cơ chế đối lưu và siêu lọc

8.2. Kỹ thuật kiểm soát thân nhiệt theo đích:

(Một trường hợp lọc máu liên tục điều trị bệnh nhân choáng nhiễm trùng, suy đa tạng)
Kỹ thuật “Kiểm soát thân nhiệt theo đích” (Hạ thân nhiệt) trong việc cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn. Nếu sau khi bị ngừng tim, bệnh nhân đã được cấp cứu thành công, tim đã đập trở lại, có mạch và huyết áp mà bệnh nhân vẫn không tỉnh , các nhân viên y tế sẽ tiến hành các biện pháp làm hạ nhiệt độ cơ thể bệnh nhân. Các biện pháp thông thường như chườm đá, truyền nước lạnh..có thể áp dụng tuy nhiên biện pháp này sẽ không kiểm soát được nhiệt độ một cách chính xác nên hiệu quả rất hạn chế. Ví dụ tốc độ làm lạnh và tốc độ làm ấm bệnh nhân là cực kỳ quan trọng mà chúng ta không thể làm bằng phương pháp thông thường phải làm bằng máy để kiểm soát thân nhiệt
 
8.3 Theo dõi huyết động không xâm lấn:

(Một trường hợp choáng nhiễm trùng, suy đa cơ quan được theo dõi huyết động không xâm lấn bằng hệ thống CNAP monitor)
Infinity CNAP (Áp lực Động mạch Không xâm lấn Liên tục) cung cấp một phương pháp đo huyết áp trung bình, tâm trương  và tâm thu đơn giản, chính xác. Với thao tác đơn giản, chỉ cần đưa ngón tay của bệnh nhân, vào băng quấn cảm biến, máy monitor theo dõi bệnh nhân sẽ liên tục hiển thị sóng huyết áp và các giá trị huyết áp động mạch. Công nghệ CNAP cho phép để tạo ra số đo huyết áp liên tục một cách nhanh chóng và đơn giản.
 
8.4. Theo dõi huyết động xâm lấn


(Một trường choáng tim, suy đa cơ quan được theo dõi huyết động xâm lấn bằng hệ thống PiCCO PulsioFlex)
Theo dõi đánh giá huyết động học là yếu tố sống còn trong điều trị bệnh nhân sốc tại khoa hồi sức tích cực. Các thông tin huyết động chính xác giúp phân tích đánh giá chức năng tuần hoàn dự báo chiều hướng xấu đi hoặc tốt lên từ đó giúp đưa ra quyết định lâm sàng phù hợp. Trong đó có phương pháp theo dõi huyết động xâm lấn bằng hệ thống PiCCO với ưu thế có nhiều chỉ số huyết động mới giúp đánh giá thể tích tuần hoàn tin cậy như chỉ số thể tích cuối tâm trương toàn bộ GEDVI, chỉ số nước ngoài mạch phổi EVLWI, chỉ số chức năng tim CFI.
 
8.5. Kỹ thuật thay huyết tương:

(Một trường hợp choáng nhiễm trùng suy đa cơ quan kèm rối loạn đông máu nặng)
Thay huyết tương là liệu pháp loại bỏ một lượng huyết tương trong máu người bệnh và thay thế vào một lượng huyết tương khác tương tự. Máu được dẫn ra ngoài qua hệ thống máy lọc, tại đây một lượng huyết tương hay albumin tương ứng và sau đó máu được trả về lại cho cơ thể
Được chỉ định trong các trường hợp: Xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng Guillain-Barre, Viêm tụy cấp do tăng Triglycerid máu, Suy gan cấp….

 
9. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT:
- Chuyên môn: Từ khi thành lập đến nay, khoa đã từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên áp dụng những kiến thức mới, những thành tựu tiên tiến của y học hiện đại vào công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân, tích cực triển khai các kỹ thuật mới như: Điều trị huyết thanh kháng nọc rắn độc, thông khí nhân tạo cơ học cho các bệnh nhân bị bệnh lý tim phổi nặng (suy tim cấp nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển), kỹ thuật siêu lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ, kỹ thuật kiểm soát thân nhiệt theo đích (TTM), kỹ thuật theo dõi huyết động xâm lấn bằng hệ thống piCCO, kỹ thuật siêu âm phổi tại giường, kỹ thuật nội soi phế quản, kỹ thuật Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thề (ECMO)…
- Đào tạo: Đào tạo kỹ năng hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng cho nhiều thế hệ BS. trẻ trong bệnh viện cũng như các BS. từ các bệnh viện tuyến dưới gửi đến đạt hiệu quả cao, thường xuyên phối hợp đào tạo hiệu quả sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
-Nghiên cứu khoa học: Khoa đã thực hiện và phối hợp thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, được hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện nghiệm thu và ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị
- Công tác phòng, chống dịch Covid 19: Ngay từ đầu năm 2021 các đợt dịch đã bắt đầu diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước như ở Đà nẵng, Hải dương, Bắc ninh, Bắc giang. Đến tháng 6/2021 tình hình dich bệnh bắt đầu bùng phát tại T.P Hồ Chí Minh, Bình dương và lan đến tỉnh Đồng nai. Số lượng người dân bị mắc Covid-19, số người dân tử vong cũng bắt đầu tăng nhanh tỷ lệ thuận với ca mắc. Trước tình hình thực tế đó được sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Đồng nai, sở Y tế Đồng nai và Ban chỉ đạo phòng chống covid-19 tỉnh, Bộ Y tế, bệnh viện đã xây dựng kế hoạch phòng chống covid-19, xây dựng đơn vị Hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid 19 nặng với kế hoạch ban đầu 70 giường, sau đó Bộ Y tế và UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng Trung tâm HSTC người bệnh Covid 19 trực thuộc bệnh viện Phổi Trung Ương tại tỉnh Đồng Nai với quy mô 500 giường nhưng thực kê là 200 giường. Nhân viên khoa HSTC-CĐ từ những ngày đầu đã hăng hái tình nguyện lên đường tham gia tuyến đầu chống dịch tại các cơ sở điều trị hồi sức bệnh nhân Covid 19 nặng, nguy kịch. Phối hợp hiệu quả với các đoàn công tác hỗ trợ chống dịch từ bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Phổi trung ương, bệnh viện K trung ương, bệnh viện 71 trung ương, sự hỗ trợ chuyên môn bằng nhiều hình thức từ bộ môn Hồi sức tích cực Đại học Y dược thành phố Hồ Chí minh, khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện hồi sức Covid 19 thành phố Hồ Chí Minh đã điều trị cho hàng ngàn người bệnh Covid 19 nặng, nguy kịch đạt hiệu quả cao.
 
10. KHEN THƯỞNG:
- Tập thể:
+) Năm 2003: Bằng khen Bộ Y tế về thành tích xuất sắc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ Y tế.
+) Năm 2005: Bằng khen Bộ Y tế về thành tích xuất sắc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ Y tế.
+) Năm 2007: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ về thành tích trong công tác từ năm
2005 đến năm 2007.
+) Từ năm 2018-2021: Tập thể lao động xuất sắc.
+) Năm 2019, 2021: Bằng khen UBND tỉnh, Bằng khen Sở Y Tế về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước nhiều năm liền
- Cá nhân:

  • BS trưởng khoa:
Năm 2016, 2021: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.
           Năm 2021: Chiến sỹ thi đua tỉnh Đồng Nai. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid 19.
Năm 2022: Điển hình tiên tiến tỉnh Đồng Nai năm 2022.

  • ĐD trưởng khoa:
Năm 2017 và năm 2022: Chiến sỹ thi đua tỉnh Đồng Nai.
11. HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
- Chuẩn bị nhân sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng bước thành lập đơn vị hồi sức ngoại tiến tới tách Khoa Hồi sức ngoại.
- Tiếp tục đầu tư đào tạo nhân lực BS, ĐD ngày càng chuyên sâu trong lĩnh vực Hồi sức tích cực và chống độc.
- Duy trì đều đặn và phát triển bền vững những kỹ thuật đã thực hiện được, song song với tiếp tục triển khai các kỹ thuật mới.

 

 

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.