zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn (Department Of Infection Control)

  1. Địa chỉ: Tâng 1, Khu nhà 10 tầng – Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất – Đồng Nai
  2. Điện thoại: 0251. 3882.544
  3. Cơ cấu tổ chức Khoa
  • Tổng số CBVC_NLĐ là: 60, trong đó sau đại học 01. Bs 01, DS 01; Cử nhân ĐH 05, Điều dưỡng 12, Cao đẳng 05, Hộ lý: LĐPT 35
 


4. Ban lãnh đạo đương nhiệm: 

CKI.ĐD TỐNG VĂN KHẢI
TRƯỞNG KHOA


KS. PHAN ĐỖ ANH THƠ
PHÓ TRƯỞNG KHOA
 
  
 

CNĐD. NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH
ĐIỀU DƯỠNG trưởng KHOA
 
 
  
 

Tập thể CBVC_NLĐ nhân viên khoa

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUYÊN MÔN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA:
5.1. Công tác Giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm ln khác đối với tt cả nhân viên y tế, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh
  • Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.


Nhân viên tổ giám sát đang giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc

 
 

5.2. Công tác cửa tổ tiếp liệu thanh trùng
 

Để đảm bảo an toàn người bệnh trong điều trị và chăm sóc, 100% các y dụng cụ. vật tư dùng lại được tiến hành làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn, đảm bảo vô trùng trước khi sử dụng cho người bệnh.


5.3. Công tác tổ vệ sinh ngoại cảnh, vận chuyển chất thải

       
 
Vệ sinh môi trường theo đúng quy trình, quy định, bảo đảm chất lượng môi trường bề mặt, trường nước, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ Y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 

5.4. Phong trào vệ sinh tay hàng năm
Hàng năm hưởng ứng ngày toàn cầu vệ sinh tay ngày 5/5. Bệnh viện luôn tổ chức các hoạt động nhằm động viên, khích lệ CBVC-NLĐ bệnh viện tích cực vệ sinh tay. Góp phần đảm bảo an toàn người bệnh, an toàn nhân viên y tế và cộng đồng.
 
 
 

5.4. Công tác đào tạo liên tục về Kiểm soát nhiễm khuẩn
Công tác đào tạo liên tục về Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên bệnh viện luôn được chú trọng. Bệnh viện hàng năm tổ chức đào tạo liên tục công các kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế bệnh viện, thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành về Kiểm soát nhiễm khuẩn về tập huấn cho bệnh viện.
6. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ hàng quí và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi trình Ban Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
  • Là đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn dựa trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế để trình Ban Giám đốc phê duyệt và đưa vào triển khai tại bệnh viện.
  • Thực hiện giám sát công tác thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế
  • Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
  • Phát hiện, tiếp nhận báo cáo về những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Vi sinh. Qua đó, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chủ động đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
  • Quản lý người bệnh mắc vi khuẩn đa kháng: Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện và tỷ lệ người bệnh mắc vi khuẩn đa kháng. Tỉ lệ lưu hành của các loại nhiễm khuẩn bệnh viện, Tình hình đề kháng kháng sinh.
  • Hàng năm đều có thực hiện nghiên cứu khoa học , tuyên truyền, huấn luyện và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn tiệt khuẩn, đồ vải bệnh viện. Cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hóa chất sát khuẩn, đồ vải, vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện.
  • Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp của nhân viên y tế liên quan đến tác nhân vi sinh vật.
  • Phối hợp với khoa Vi sinh, Dược và các đơn vị lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
  • Xây dựng kế hoạch chương trình vệ sinh tay hàng năm, thực hiện hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân về vệ sinh tay. Tiến hành đánh giá tỷ lệ vệ sinh tay của nhân viên y tế trong bệnh viện.
  • Phối hợp cùng các Khoa/Phòng và thành viên thuộc Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm phát hiện, giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát
  • Đảm bảo công tác vệ sinh ngoại cảnh, thu gom vận chuyển chất thải   

 
7. Tóm tắt lịch sử hình thành Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai được ký quyết định thành lập vào ngày 03 tháng 01 năm 2002. Trong những ngày đầu thành lập chỉ có 2 bộ phận: Bộ phận Tiệt khuẩn và bộ phận nhà giặt với số lượng nhân sự là 06 người
      Năm 2009, khoa được đổi tên thành Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư 18 của Bộ Y tế. Hiện tại Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đang hoạt thông theo Thông tư 16/2018/TT – BYT, ngày 20 tháng 07 năm 2018. V/v Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đủ năng lực đảm trách tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
8. Những thành tích nổi bật:
  • Tập thể: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 10 năm liền đạt thành tích tập thể lao động xuất sắc từ năm 2013 đến năm 2022.
  • Bằng khen của Uy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai 2019
9. Hướng phát triển
Đến năm 2025 hoàn thiện các quy trình, quy định vể Kiểm soát nhiễm khuẩn, Nâng cao chức năng nhiệm vụ và khả năng làm việc của bộ phận giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, Tham gia thực hiện các  đề đài nghiên cứu khoa hoc có bằng chứng về can thiệp của Kiểm soát nhiễm khuẩn.  Góp phần hoàn thành sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN:
  • Xây dựng mô hình điển hình về kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Thực hiện quản lý người bệnh mắc vi khuẩn đa kháng , thực hiện giám sát đề kháng kháng sinh nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đồng thời góp phần cải thiện việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.
  • Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
  • Xây dựng các quy trình, bảng kiểm tra phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Xây dựng và triển khai Đơn vị Tiệt khuẩn Trung tâm đạt chuẩn của Bộ Y Tế.
  • Cập nhật nhiều kỹ thuật tiên tiến và triển khai các ứng dụng mới trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Tham gia đào tạo và tập huấn công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị, tại các trường cao đẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệp.
  • Mỗi năm thực hiện 1 đến 2 đề tài nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Gửi nhân viên trong khoa đi đào tạo chuyên sâu công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các trường đại học và các bệnh viện tuyến trên.
  • Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, chỉ đạo mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện các văn bản ban hành từ Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Tăng cường phối hợp giữa các Khoa phòng trong bệnh viện triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Mời chuyên gia về Kiểm soát nhiễm khuẩn tuyến trên về đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.