zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Khoa Thận Nhân Tạo (Deparment Of Hemodialysis)

 
1. Địa chỉ: Tầng 1, Khu Nhà G - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
2. Điện thoại: 0251.3881006.
3. Cơ cấu tổ chức:
   Tổng số CBVC :  50,  trong đó
  • Gồm có 7 Bác sĩ ( 1 thạc sĩ , 1 chuyên khoa I)
  • 38 điều dưỡng (1 CK1, 2 CNĐD, 34 CĐĐD, 01 ĐDTC )
  • 05 Hộ lý
4. Ban lãnh đạo đương nhiệm: 
  
 
                       
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA
 
 

 

P.TRƯỞNG KHOA:
ThS.BS NGUYỄN THỊ THU THẢO

 
 

 ĐD TRƯỞNG:
ĐD.CKI LƯƠNG THỊ KIM CÚC


 
TẬP THỂ KHOA THẬN NHÂN TẠO

 

 
 
5. Các kỹ thuật chuyên môn và hoạt động của đơn vị
 
                                   Một số hình ảnh hoạt động tai khoa TNT
5.1 Bệnh nhân lọc máu HD tại khoa
 
 
A picture containing indoor, ceiling, person, peopleDescription automatically generated
A group of people in a hospitalDescription automatically generated with low confidence
 
 
 
 
Quá trình lọc máu: máu được rút ra từ đường lọc máu (AVF, catheter), di chuyển qua màng lọc được loại bỏ bớt nước, các độc chất…, rồi đưa máu quay trở lại cơ thể bệnh nhân. Lọc máu chu kỳ ≥ 12 giờ/tuần (mỗi lần lọc máu ít nhất 4 giờ, tuần 3 lần, cách ngày).
 
   Khi có chỉ định điều trị thay thế chức năng thận, người bệnh cần có đường vào mạch máu lâu dài: thông động-tĩnh mạch (Arteriovenous Fistula-AVF). Hiện tại, đa số người bệnh khi có chỉ định lọc máu đều không có đường mạch máu sẵn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5.2 Bệnh nhân lọc HDF – online
 
  
Phương pháp lọc máu thẩm tách – siêu lọc với dịch bù sẵn sàng và liên tục (on-line Hemodiafiltration – HDF online) là phương pháp thay thế thận sử dụng màng lọc có tính thấm cao (high-flux), kết hợp giữa khuếch tán và đối lưu để tăng cường loại bỏ các chất hòa tan có trọng lượng phân tử trung bình-cao (beta 2 microglobulin, PTH, Leptin…).
   Phương pháp này đã được chứng minh ngày càng có hiệu quả trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ, đặc biệt ở những bệnh nhân lọc máu lâu năm xuất hiện các biến chứng trung và dài hạn do không đào thải hoặc kém đào thải các độc tố có trọng lượng phân tử trung bình.
 
 
5.3 Đặt Catheter đường hầm cho bệnh nhân
 

 
 
 
Đường mạch máu tạm thời là đặt một ống thông ( catheter vào tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch dưới đòn được chỉ định khi: suy thận cấp, chau6n3 bị ghép thận, thẩm phân phúc mạc, sử dụng trong thời gian chờ thông động tĩnh mạch trưởng thành, tắc AVF…
Sử dụng catheter 2 nòng có cuff ( làm tổ chức xơ phát triển giúp catheter dính chặt vào mô dưới da), tạo đường hầm mang lại nhiều lợi ích: sử dụng ngay sau khi đặt, độ ổn định cao, tuổi thọ của đường mạch máu khoảng 3-9 tháng phù hợp trong thời gian chờ thiết lập đường mạch máu lâu dài.
5.4 Bệnh nhân đi kim tù (kỹ thuật Bottonhole)
 
 

 
 
 
Đây là kỹ thuật dùng kim đầu tù, đi qua đường hầm dưới da đã được tạo ra trước đó để vào thông động tĩnh mạch (AVF). Kỹ thuật này thường áp dụng khi thân thông động tĩnh mạch không đủ dài hoặc/và nằm sâu dưới da không cho phép chọc kim sắc thông thường được. 
AVF có thân tĩnh mạch ngắn (đoạn thẳng dưới 10cm) và/hoặc nằm sâu dưới da qua 6mm hoặc người bệnh có yêu cầu.
 
 
5.5 Lọc máu hấp phụ
 Các chất độc được loại bỏ bằng lực tác động vật lý hoặc hoá học của các chất hấp phụ (than hoạt, resin).
Hấp phụ máu có khả năng hấp phụ chọn lọc các độc tố của hội chứng ure máu cao, các chất có trọng lượng phân tử trung bình và cao như PTH, β2 microglobulin, leptin, CRP, IL-6, TNFα...) .
Hội chứng ure máu cao ở người bệnh lọc máu chu kỳ: đặc biệt với nổi mày đay, ngứa, tăng huyết áp, bệnh lý do tăng β2 microglobulin, cường cận giáp thứ phát, các bệnh lý do các độc tố có trọng lượng phân tử trung bình và lớn...
Các chỉ định khác: Ngộ độc thuốc hay chất độc cấp tính; viêm gan nặng, đặc biệt bệnh lý gan não và tăng billirubine máu do suy gan nặng; hội chứng nhiễm trùng/viêm hệ thống; các bệnh tự miễn…
 
 
 
5.6 Khám và lọc máu bệnh nhân nặng

 
6. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy chế được Bộ Y tế/Bệnh viện phê duyệt.
  • Lọc máu cấp cứu, lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo.
  • Lọc máu hấp phụ cho bệnh nhân tự độc Paraquat, ngộ độc cấp,…
  • Tham gia khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh và ngoại trú.
  • Tổ chức, phân công lọc máu trong công tác phòng chống dịch bệnh khi có yêu cầu.
  • Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, tư vấn dinh dưỡng.
  • Nghiên cứu khoa học, đào tạo học viên và tham gia chỉ đạo tuyến theo sự phân công.
7. Tóm tắt lịch sử hình thành đơn vị:
Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai với chiến lược phát triển và bắt kịp xu hướng điều trị thay thế thận bằng phương pháp lọc máu ở đối tượng suy thận mạn giai đoạn cuối, năm 2002 khởi đầu thiết lập đơn vị Thận Nhân Tạo thuộc khoa Hồi sức cấp cứu với 2 máy thận nhân tạo.
Năm 2009 để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ngày càng gia tăng, khoa được tách riêng với tên gọi Khoa Lọc Máu (Thận Nhân tạo) với 34 máy.
Năm 2011 tiếp tục phát triển thành Khoa Nội thận Tiết niệu - Thận Nhân tạo với 45 máy.
Từ 2016-nay chính thức hình thành Khoa Lọc Máu với 80 máy thận nhân tạo HD và 12 máy HDF OnLine.
           Các trưởng khoa:
  • Từ 2009-2016: BS.CKI Phạm Quang Huy
  • Từ 2016-2019: BS.CKII Nguyễn Thanh Hồng
8. Những thành tích nổi bật:
Tập thể:
Năm 2015 đạt  danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
Năm 2016 đạt  danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
Năm 2016 đạt  Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai
Năm 2017 đạt  danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
Năm 2019 đạt  danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
9. Hướng phát triển
  • Củng cố, hoàn thiện các kỹ thuật đã thực hiện được
  • Cập nhật, bổ sung kiến thức và kỹ thuật mới
  • Mở rộng phạm vi hoạt động hiệu quả phù hợp nhu cầu điều trị hiện nay.
  • Xây dựng Khoa Thận nhân tạo chuyên nghiệp, thân thiện, bắt kịp tiến bộ chuyên môn ở mức quốc gia, từng bước ở mức độ khu vực và thế giới.
  • Hướng phát triển tương lai: thay huyết tương, lọc cholesterol.

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.