Hội chứng người đỏ (red man syndrome-RMS) do vancomycin | |||||||||||||||||||||||
Thời gian xuất hiện |
- Phản ứng nhanh: Xuất hiện 4-10 phút sau khi bắt đầu truyền liều đầu tiên. - Phản ứng muộn: Xuất hiện sau đó trong quá trình truyền, sau khi truyền kết thúc hoặc sau hơn 7 ngày dùng vancomycin. |
||||||||||||||||||||||
Triệu chứng | Nhẹ – trung bình | Nặng | |||||||||||||||||||||
- Mẩn đỏ ở mặt, cổ, và thân trên. Da có thể xuất hiện đỏ ửng và trở nên ngứa và rát. - Có thể phát triển thành sốt và ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt hoặc kích động. - Khuôn mặt, mắt và môi có thể sưng lên. - Sau khoảng 6 ngày, da có thể dày lên và bắt đầu bong tróc, ở dạng tấm lớn hoặc mảnh nhỏ, đặc biệt lòng bàn tay và lòng bàn chân. - Các triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn, nôn |
- Hạ huyết áp - Đau ngực và khó thở - Tổn thương thận và thính giác - Ngất xỉu - Co thắt cơ - Phù mạch |
||||||||||||||||||||||
Dịch tễ | - Phổ biến, 5-50% bệnh nhân dùng vancomycin. | ||||||||||||||||||||||
Cơ chế |
- Không phải phản ứng dị ứng (vì không qua cơ chế miễn dịch) nhưng có triệu chứng tương tự như phản ứng dị ứng. - Phá vỡ tế bào mast, dẫn đến giải phóng histamin làm tăng nồng độ histamin trong huyết thanh đột ngột. |
||||||||||||||||||||||
Yếu tố nguy cơ |
- Tốc độ truyền nhanh - Nồng độ dung dịch truyền cao (> 5 mg/ml) - Tiền sử RMS trước đây - BN ung thư, HIV, ghép tạng (ghép tủy) - Phản ứng nặng hơn chủ yếu ở BN dưới 40 tuổi, đặc biệt ở trẻ em - Dùng chung với một số loại thuốc kích hoạt tế bào mast giải phóng histamin: rifampicin, teicoplantin, ciprofloxacin và amphotericin B, thuốc giãn cơ, thuốc cản quang, opioid (ví dụ: morphin, codeine) |
||||||||||||||||||||||
Nguyên tắc dự phòng |
- Tốc độ truyền vancomycin theo đúng khuyến cáo (xem bảng dưới). - Tốc độ truyền nên chậm hơn nữa đối với những bệnh nhân đang sử dụng opioids hoặc các thuốc khác có khả năng kích hoạt tế bào mast. - Dùng kháng histamin (khuyên dùng cả H1 và H2) trước khi dùng vancomycin 1h nếu cần tiêm truyền vancomycin nhanh hơn trong các trường hợp khẩn cấp hoặc tiền phẫu (kháng sinh dự phòng). Việc này có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của RMS. |
||||||||||||||||||||||
Thời gian truyền vancomycin khuyến cáo (truyền ngắt quãng) |
- Tốc độ truyền chuẩn: ≤ 10mg/phút. Nồng độ: ≤ 5mg/ml. Dung môi: NaCl 0,9% hoặc Glucose 5%.
|
||||||||||||||||||||||
Nguyên tắc xử lý |
- Dừng truyền vancomycin ngay lập tức. Chỉ khi các triệu chứng biến mất có thể truyền lại với tốc độ truyền chậm hơn. - Dừng các thuốc không cần thiết - Dùng kháng histamin H1, có thể phối hợp với kháng histamin H2 - Các triệu chứng có thể thuyên giảm và điều trị bằng cách giữ ẩm cho vùng da bị ảnh hưởng. Điều này có thể được thực hiện với việc sử dụng băng ướt, hoặc dùng chất làm mềm/giữ ẩm. |
||||||||||||||||||||||
Xử lý cụ thể |
Phản ứng nhẹ-trung bình: - Dừng truyền + diphenhydramine (50mg uống hoặc IV) + ranitidne (50mg IV). - Triệu chứng thường giảm ngay lập tức trong vòng 20 phút. - Truyền vancomycin có thể bắt đầu lại với tốc độ truyền giảm một nửa. |
||||||||||||||||||||||
Phản ứng nặng: - Dừng truyền + diphenhydramine (50mg IV) + ranitidine (50mg IV) + bù dịch (nếu hạ huyết áp). - Khi triệu chứng biến mất, có thể truyền lại vancomyicn (thời gian truyền ≥4h). - Với các lần truyền tiếp theo trên bệnh nhân này: dùng thuốc kháng histamin (diphenhydramine 50mg IV và ranitidine 50mg IV) dự phòng 1h trước khi truyền vancomycin (thời gian truyền ≥4h). |
|||||||||||||||||||||||
Tiên lượng |
- Thường không nghiêm trọng, nhưng có thể gây khó chịu và phải được điều trị nhanh chóng. - Các triệu chứng có thể được kiểm soát và giảm bớt bằng cách sử dụng thuốc kháng histamine, mà không có tác dụng phụ lâu dài. - Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ trước khi truyền vancomycin nếu đã từng có hội chứng này trong quá khứ. |