KHOA PHCN
1. Địa chỉ: Tầng trệt, Khu Nhà C - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
2. Điện thoại: 02513883964
3. Cơ cấu tổ chức:
Tổng số CBVC 33 trong đó:
Bác sĩ, 07 (02 Bs sau đại học, 02 Bs đang học sau đại học PHCN, 02 Bs định hướng PHCN, 01)
Điều dưỡng: 06 ( 02 Cử nhân. 04 Cao Đẳng điều dưỡng)
Kỹ thuật viên: 19 ( 06 Cử nhânVLTL, 13 cao đẳng VLTL)
Hộ lý. 01
4. Ban lãnh đạo đương nhiệm:
TRƯỞNG KHOA
BSCKI. TRẦN KIM LONG
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA
CN. TRẦN THỊ HOÀI
TẬP THỂ NHÂN VIÊN KHOA
5. Một số hình ảnh :
Các kỹ thuật chuyên môn và hoạt động của đơn vị:
|
|
Hình ảnh các bác sĩ và KTV khoa PHCN |
|
Hoạt động trị liệu là: một lĩnh vực của phục hồi chức năng sử dụng các hoạt động đặc hiệu hoặc phương pháp đặc hiệu để phát triển ,cải thiện và phục hồi chức năng cần thiết bù trừ cho sự rối loạn chức năng ,hạn chế tối đa sự giảm chức năng(suy yếu) của người có khó khăn vận động. Vì vậy hoạt động trị liệu là 1 lĩnh vực của phục hồi chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ trị liệu và vật lý trị liệu. |
|
|
Hình ảnh Người Bệnh đang được điều trị Laser nội mạch tại khoa PHCN |
|
Laser nội tĩnh mạch là: phương pháp can thiệp vào trong lòng tĩnh mạch thông qua cơ chế chuyển hóa và hiệu ứng quang học nhằm tối ưu hóa các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch và hệ thần kinh. Với kỹ thuật này, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, thời gian nằm viện được rút ngắn, tỉ lệ tái phát bệnh giảm. |
|
|
Hình ảnh các KTV đang điều trị Vật Lý trị liệu cho Người Bệnh tại Khoa PHCN |
|
Vật lý trị liệu là: một chuyên ngành y học nghiên cứu và ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể người bệnh để phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu là một trong các phương pháp chữa bệnh không dung thuốc. |
|
|
Hình ảnh các KTV đang tập âm ngữ trị liệu cho Người Bệnh tại Khoa PHCN |
|
Ngữ âm trị liệu (hay âm ngữ trị liệu, ngôn ngữ trị liệu) là chương trình can thiệp tập trung vào việc cải thiện khả năng ngôn ngữ, bao gồm: phát âm, nói, hiểu, diễn đạt bằng lời và phi ngôn ngữ. |
|
|
Một số hình ảnh BS và KTV đang lượng giá cho Người Bệnh khi đang làm thủ thuật tại Khoa PHCN |
6. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy chế được Bộ Y tế/Bệnh viện phê duyệt.
Tham gia hoạt động phục hồi và cải thiện các chức năng bị khiếm khuyết của bệnh nhân sau đột quỵ, chấn thương (gãy xương, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, chấn thương thần kinh…), thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống…đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau điều trị nội-ngoại khoa về với cộng đồng. Liên kết với các khoa khác để sớm can thiệp phục hồi chức năng cho bệnh nhân giai đoạn cấp
Góp phần phòng ngừa các biến chứng thứ phát cho bệnh nhân sai giai đoạn điều trị tại bệnh viện.Hướng dẫn bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng
Nâng cao năng lực chuyên môn,tăng cường chấp lượng dịch vụ khám chữa bệnh về phục hồi chức năng tại BVĐK Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
7. Tóm tắt lịch sử hình thành đơn vị:
Đồng Nai là tỉnh công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh đã thu hút lượng người lao động rất lớn từ các nơi hội tụ về, kéo theo sự gia tăng dân số cơ học và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng theo.
Khoa PHCN được thành lập vào 5-1999 với 9 nhân viên và trang thiết bị còn sơ khai. Sau 22 năm hình thành và phát triển không ngừng với cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ tiện nghi, phòng ốc, môi trường, cảnh quan thoáng mát sạch sẽ.
Nói ngắn hơn, PHCN là một phương pháp sáng tạo cả về khoa học lẫn nghệ thuật, giúp người bệnh tiến triển và tận dụng tối đa có thể được những khả năng còn lại về thể chất, tinh thần, kinh tế, xã hội để tự giúp mình trở thành người có ích, gia nhập trở lại cộng đồng, nghĩa là biến những người tàn tật trở thành những người Tàn mà không Phế.
8. Những thành tích nổi bật
Tập thể:
Đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 2 năm liền; 2020, 2021
Được UBND Tỉnh tặng bằng khen năm 2021
Cá nhân: đạt 100% lao động tiên tiến
9. Hướng phát triển:
Theo sát nhu cầu thực tế của bệnh nhân tại địa phương và khả năng của bệnh viện chủ trương phát triển khoa PHCN ngày càng chuyên sâu, vững mạnh
Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp tục tham gia các khóa đào tạo, tập huấn của các đơn vị tuyến trên, và các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao chuyên môn đội ngũ cán bộ tại khoa và dần hoàn thiện theo hướng chuyên khoa sâu PHCN riêng biệt.
Xây dựng đề án, kế hoạch phù hợp với xu thế phát triển chung và các định hướng của ngành
Tiếp tục cùng cố và nâng cao các kỹ thuật đã và đang thực hiện
Bổ sung kiến thức, mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng chuyên khoa sâu PHCN: Đơn vị tủy sống, đơn vị dụng cụ chỉnh hình
Phối hợp với các khoa như khoa Tim mạch can thiệp, khoa nội tim mạch, khoa nội thần kinh, khoa ngoại thần kinh, khoa CTCH-Bỏng, khoa HSTCCĐ…để hình thành mô hình mạng lưới PHCN, can thiệp sớm PHCN trong giai đoạn cấp, sau can thiệp phẫu thuật