zalo chat
Đường dây nóng: (Giờ hành chánh) (0251).388.3660
THÔNG ĐIỆP 2K CỦA BỘ Y TẾ                                                                                                 Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.                                                                                                  Bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể.                                                                                                  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.                                                                                                  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19.                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Cục y tế

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh: Đừng đến bệnh viện khi quá muộn

06/05/2021 - 317

Đây là lời nhắn nhủ đối với cộng đồng và người dân của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh không lây nhiễm Bộ Y tế tại buổi công bố trang thông tin […]

Đây là lời nhắn nhủ đối với cộng đồng và người dân của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh không lây nhiễm Bộ Y tế tại buổi công bố trang thông tin điện tử “Đột quỵ” tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh sáng nay 6/5/2021.


PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh không lây nhiễm Bộ Y tế

Phát biểu tại lễ ra mắt, PGS.TS.BS. Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh: “Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết cho bệnh nhân và cộng đồng để mỗi cá nhân chủ động tham gia vào phòng ngừa và điều trị bệnh đột quỵ trở nên rất cần thiết và quan trọng.”

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch – BV Bạch Mai cho biết Trên toàn cầu, 70% số ca đột quỵ và 87% số ca tử vong liên quan đến đột quỵ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong bốn thập kỷ qua, tỷ lệ đột quỵ ở các nước thu nhập thấp và trung bình đã tăng hơn gấp đôi.

Nhiều chuyên gia tim mạch đã có mặt tại Lễ công bố

Theo các chuyên gia, đột quỵ ảnh hưởng chủ yếu đến các cá nhân ở giai đoạn đỉnh cao năng suất lao động. Mặc dù có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia, cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng do đột quỵ đến nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức.

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ tương tự như đối với bệnh mạch vành và các bệnh mạch máu khác. Các chiến lược phòng ngừa hiệu quả bao gồm tập trung vào phòng các yếu tố chính có thể thay đổi được: hút thuốc, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và béo bụng; phòng, chống rối loạn chuyển hóa: tăng mỡ máu; phòng chống các bệnh như  tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường… Sự kết hợp của các chiến lược phòng ngừa như vậy đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong do đột quỵ ngay cả ở những nơi có thu nhập thấp.

Để phòng, chống đột quỵ, một Chiến lược quan trọng là nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh, để cộng đồng chủ động biết cách phòng tránh các yếu tố nguy cơ, biết các dấu hiệu sớm của bệnh để được khám, chữa bệnh kịp thời… Để thực hiện chiến lược này,  đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của cơ quan quản lý, các ban ngành đoàn thể, các cơ sở khám chữa bệnh mà hơn hết là vai trò của cả cộng đồng.

Ra mắt Ban biên tập trang thông tin dotquy.kcb.vn

Chuyên trang “Đột quỵ” được liên kết trực tiếp vào trang thông tin điện tử hiện hành của Cục QLKCB, cung cấp cho người dân những kiến thức chính xác, khách quan, hữu ích, dễ hiểu và gần gũi. Thông tin trong chuyên trang bao gồm mục tin tức cập nhật các thông tin khoa học, những tiến bộ y học mới nhất liên quan đến lĩnh vực phòng và điều trị Đột quỵ; các chuyên mục liên quan đến bệnh lý này từ nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng sớm của đột quỵ, cách xử trí, phòng ngừa Đột quỵ thông qua xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị; mục diễn đàn chia sẻ kết nối và lắng nghe câu chuyện của những người bệnh, những người chăm sóc người thân bị Đột quỵ; đặc biết còn có chuyên mục hỏi đáp chuyên gia thông qua các buổi giao lưu trực tuyến với các bác sĩ đầu ngành.

Nội dung trên các kênh có sự tham gia đóng góp của các bác sỹ có nhiều kinh nghiệm điều trị đến từ các bệnh viện hàng đầu trên cả nước, bên cạnh việc tổng hợp từ các nguồn tài liệu khoa học tin cậy. Các thông tin trên các nền tảng này đều được phê duyệt bởi Ban Biên tập của chương trình, là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch và thần kinh. Các nội dung sẽ liên tục cập nhật để cung cấp các thông tin cần thiết và đa dạng dưới các hình thức dễ hiểu và gần gũi cho cộng đồng.

Lê Hảo



Nguồn: Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh BYT

× Thành công! Câu hỏi của bạn đã được tiếp nhận. Cảm ơn quý vị đã gửi tin nhắn, vì tính chất công việc, câu hỏi của quý vị sẽ được trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin cám ơn. Trân trọng.